Thông tin sản phẩm:
-
Loại nồi: Nồi cơm nắp gài
-
Dung tích: 1.8 lít, Số người ăn 4 – 6 người
-
Nấu được: 8 – 10 cốc gạo
-
Công suất: 700W
-
Thương hiệu của: Ý
-
Nơi sản xuất: Việt Nam
-
Năm ra mắt: 2020
Lòng nồi
-
Chất liệu lòng nồi: Hợp kim nhôm phủ chống dính
-
Độ dày lòng nồi: 1 mm
Công nghệ và chức năng nấu
-
Công nghệ nấu: 3D (Toả nhiệt từ 3 hướng)
-
Chức năng: Giữ ấmNấu cơm
Bảng điều khiển và tiện ích
-
Ngôn ngữ: Tiếng Anh
-
Điều khiển:Nút gạt
-
Tiện ích: Có xửng hấp
Thông tin lắp đặt
-
Chiều dài dây điện: 112 cm
-
Dây điện: Có thể tháo rời khỏi nồi
-
Kích thước, khối lượng: Ngang 28 cm – Cao 28.5 cm – Sâu 26 cm – Nặng 3.1 kg
-
ãng: Comfee.
Nồi cơm điện Comfee đơn giản, đẹp mắt, dung tích nồi 1.8 lít phù hợp cho bữa ăn gia đình 4 – 6 người
Thiết kế nồi cơm nắp gài với nắp trong tháo rời vệ sinh dễ dàng, tránh gây mùi khi nấu và giữ ấm cơm.
Người dùng lưu ý chọn dung tích nồi nấu phù hợp giúp nấu cơm ngon hơn theo nhu cầu sử dụng của gia đình, tránh nồi nhỏ nấu quá nhiều hoặc ngược lại khiến cơm sống hay nhão ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn.
Công nghệ nấu 3D nhiệt tỏa đều từ mọi phía, nấu chín cơm dưới công suất 700W giúp cơm chín nhanh hơn, tiết kiệm điện năng
Nồi cơm điện chỉ mất từ 20 – 30 phút để nấu chín cơm, cơm nóng nhanh chóng sẵn sàng phục vụ gia đình.
Tuy nhiên, do chỉ tập trung đốt nóng ở đáy nồi nên nồi khó điều chỉnh chất lượng hạt cơm, cơm dễ bị khô hoặc nhão nếu lượng nước cho vào quá ít hoặc quá nhiều.
Xem thêm: Nồi cơm điện 1D, 2D, 3D
Lòng nồi hợp kim nhôm phủ lớp chống dính dày 1 mm, cho khả năng giữ ấm cơm đến 24 tiếng
Lưu ý để bảo vệ lớp chống dính của nồi, không nên dùng những miếng cọ rửa cứng vì sẽ làm trầy xước và bong tróc lớp chống dính, nên dùng loại mỏng, mềm hơn.
Điều khiển nồi cơm điện với thao tác nút gạt đơn giản
2 chế độ nấu và giữ ấm tiện dụng, dễ dùng cho mọi người, có đèn báo tiện quan sát.
Đi kèm nồi cơm điện có xửng hấp tiện lợi cho các món hấp đơn giản như bánh bao, rau củ, nấu xôi,… thêm lựa chọn cho bữa ăn gia đình
Sử dụng nồi cơm điện bền tốt:
– Lau khô xung quanh bên ngoài lòng nồi trước khi cho nồi vào nấu, để tránh nước còn đọng bên ngoài lòng nồi khi nấu bị bốc hơi và gây cháy xém hay đen thành vỏ nồi, mâm nhiệt đáy dẫn đến giảm tính thẩm mỹ và giảm độ bền.
– Khi đặt lòng nồi vào nồi nấu, nên dùng cả 2 tay để tránh nồi đặt xuống không đều dễ gây tổn hại rơ le nhiệt. Sau đó nên xoay nhẹ để đáy nồi tiếp xúc đều với rơ le để cơm chín đều, tránh sống hay khê.
– Việc bảo quản tốt rơ le nhiệt của nồi sẽ giúp nồi không nấu cơm bị sống (rơ le ngắt quá sớm) hay bị khê, cháy khét (rơ le ngắt quá trễ) đảm bảo chất lượng cơm nấu trong nồi.
– Thường xuyên vệ sinh các phần của nồi cơm điện: lòng nồi, vỏ ngoài, khay hứng nước thừa, van thoát hơi… để duy trì độ mới cũng như hạn chế thức ăn và cặn bẩn bám dính lâu ngày ảnh hưởng tới chất lượng nấu của nồi.
– Để nấu cơm được ngon, khi cho lòng vào vỏ nồi, nên dàn đều gạo chứ không để dồn một góc nếu không cơm chín sẽ mềm cứng không đều.